Tìm hiểu những điều cần làm khi nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch về nhà mới được áp dụng cho nhà mới mua hay mới xây. Đây là cách bày tỏ lòng thành kính của gia chủ với tổ tiên, thần tài, thần thổ địa mỗi khi về nhà mới. Dù quan trọng như vậy, nhưng không phải ai cũng biết nên làm lễ nhập trạch như thế nào cho đúng.

Chuẩn bị mâm cúng khi nhập trạch nhà mới

???????????????????

Mâm cúng nhập trạch về nhà mới

Khi làm lễ nhập trạch, chủ nhà sẽ có 3 công việc quan trọng cần làm đó là sắm lễ, thủ tục và đọc văn khấn. Và mâm cúng là điều đầu tiên mà bạn cần chuẩn bị, nó được coi là vật ra mắt của chủ nhà với tổ tiên và gia chủ. Chính vì thế, bạn không được phép sai sót khi chuẩn bị.

Trong quan niệm dân gian, mâm cúng trong lễ nhập trạch về nhà mới bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hoa và rượu thịt, cụ thể:

Đối với mâm ngũ quả, chủ nhà sẽ chuẩn bị 5 loại ngũ quả trở lên để bày lên địa. Chẳng hạn nải chuối, đu đủ, xoài, mãng cầu, dưa hấu, quả dừa… Các loại trái cây này cần chọn những trái to, đẹp, không dập nát. Sau khi rửa sach sẽ được sắp xếp ngay ngắn lên đĩa đẹp mắt và phù hợp nhất.

Tiếp đến mâm hương hoa cần chuẩn bị hoa tươi, hương thắp, 3 cặp trầu cau đã được têm sẵn, 1 cặp đèn cầy đỏ, trầu, 1 đĩa muối, giấy vàng, gạo, nước… Hoa tươi bạn nên chọn các loại hoa theo mùa như hoa ly, hồng cúc…tùy theo mùa mà bạn có thể chọn được loại hoa phù hợp nhất.

Mâm cúng bạn chuẩn bị theo bộ tam sanh bao gồm thịt luộc 1 miếng, 1 quả trứng vịt lộn. Bên cạnh đó sẽ phải có thêm 1 con gà, 3 điếu thuốc, riêng trà, rượu và thuốc mỗi thứ sẽ đặt 3 chén.

Các loại hình căn hộ chung cư hay nhà tập thể đều cũng phải làm lễ nhập trạch.

Thủ tục làm lễ nhập trạch nhà mới

Vật dụng nên hoàn thiện trước khi nhập trạch nhà mới

bếp ga là vật dụng quan trọng khi nhập trạch

Bếp ga là vật dụng quan trọng trong ngày nhập trạch

Trước khi nhập trạch nhà mới, chủ nhà nên chuẩn bị một số vật dụng cần thiết như:

Bếp là vật dụng đầu tiên cần hoàn thiện (nên chọn bếp ga thay vì bếp từ, bếp hồng ngoại).

Bàn thờ được bày trí bát hương (bát hương này sẽ tự bốc 1 – 2 tiếng trước khi làm lễ), chuẩn bị đồ cúng cần thiết.

Chuẩn bị gạo, nước để làm lễ;

Các đồ dùng tượng trưng như bàn, ghế, chổi…

Khi làm lễ bất cứ ai trong gia đình đều có thể vào nhà. Nhưng khi vào nhà nên cầm một món đồ gì đó, không nên đi vào tay không.

Vị trí đặt bàn thờ và bếp

Bếp là nơi sơn tinh đang vượng và năm nay theo sao Cửu Tử, Bát Trạch nên bạn nên sắp xếp hướng bếp và bàn thờ theo vị trí như sau:

Cung Cấn – Khôn chủ nhà nên đặt bếp hướng Tây Nam – Đông và bàn thờ sẽ đặt hướng Đông, Tây Nam;

Dần – Thân chủ nhà nên đặt bếp hướng Tây Nam – Đông và bàn thờ sẽ đặt hướng Đông, Tây Nam;

Giáp – Canh chủ nhà đặt bếp hướng Đông, Bắc và Tây Nam là nơi đặt bàn thờ;

Mão – Dậu nên đặt bếp hướng Nam, Tây, Đông và bàn thờ đặt hướng Đông Bắc;

Ất – Tân nên đặt bếp hướng Nam, Tây, Đông và hướng Đông Bắc dành cho bàn thờ;

Thìn – Tuất đặt bếp hướng Đông Bắc, Tây và đặt bàn thờ hướng Tây, Tây Bắc;

Tốn – Càn đặt bếp hướng Đông Nam, Đông và đặt bàn thờ hướng Đông Nam, Đông.

Nếu đã chuẩn bị tất cả các thủ tục trên, đến đúng giờ bạn sẽ đun nước để kích hoạt trường khí tốt ở khu bếp. Đồng thời thắp hương vào các bát hương, nên ưu tiên thắp hương ở bát thần linh trước.

Đọc văn khấn lễ nhập trạch

Cuối cùng chủ nhà hoặc các thầy phong thủy sẽ đọc văn khấn nhập trạch để xin phép vào ở nhà mới và cầu mong sức khỏe, tài lộc và may mắn cho gia đình.

Mong rằng với những thông tin về lễ nhập trạch về nhà mới trên đây, sẽ mang đến bình an, sức khỏe và tài lộc khi bắt đầu cuộc sống trong căn nhà mới của gia đình.